TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC,

CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY NĂM 2016

((Kèm theo công văn số 333/SGDĐT-GDCN  ngày 09 tháng 6 năm 2016

của Sở Giáo dục và Đào tạo)

Căn cứ vào Công văn số 981/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 15 tháng 3 năm 2016, Công văn số 890/KTKĐCLGD ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị một số nội dung sau:

I.  Các nội dung chính

a)  Điểm mới trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016;

b)  Các vấn đề thí sinh cần lưu ý khi đăng ký xét tuyển (ĐKXT);

c)   Nhiệm vụ của các đơn vị đăng ký dự thi.

II.   Điểm mới trong công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2016

1)         Các trường chủ động đưa ra một số quy định phù hợp với đặc điểm của trường;

Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) hệ chính quy hiện hành, năm 2016 các trường được chủ động đưa ra một số quy định trong tuyển sinh. Vì vậy sẽ có các quy định khác nhau ở các trường, thí sinh cần đọc kỹ thông tin tuyển sinh của các trường (có trên trang thông tin điện tử của trường). Các nội dung trường được chủ động quy định là:

a)    Phương thức đăng ký xét tuyển:

– Qua đường Bưu điện;

– Trực tuyến;

– Đăng ký trực tiếp tại trường tùy thuộc vào trường đó có công bố phương thức đăng ký này không.

b)   Phương thức xét tuyển giữa 2 nguyện vọng trong Phiếu ĐKXT của thí sinh. Tùy theo quy định của từng trường, sẽ có các phương án khác nhau như sau:

    Xét 2 nguyện vọng là bình đẳng (nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ được tự động xét nguyện vọng 2 bình đẳng với các thí sinh khác);

    Thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 sẽ được ưu tiên so với thí sinh đăng ký ngành đó ở nguyện vọng 2 (chẳng hạn phải có kết quả thi cao hơn thí sinh có nguyện vọng 1 là 0,5 điểm);

   Trường sẽ xét hết thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 sau đó còn chỉ tiêu với xét thí sinh đăng ký nguyện vọng 2…

c)    Điểm trúng tuyển:

– Các trường quyết định điểm trúng tuyển phù hợp với tình hình thực tế của công tác xét tuyển. Các thí sinh cần hết sức lưu ý quy định này để đưa ra quyết định phù hợp.

2)     Một số điều chỉnh trong chế độ ưu tiên tuyển sinh;

a)  Đối tượng ưu tiên 01: bổ sung điều kiện có hộ khẩu thường trú tại xã KV1 trên 18 tháng;

b)   Khu vực 2 (KV2): Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc KV1)

c)   Quy định hưởng chế độ ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú: Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã đặc biệt khó khăn nếu học THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã (Thành phố trực thuộc tỉnh) có ít nhất một trong các xã đặc biệt khó khăn.

Những điều chỉnh này đã được cập nhật trong cơ sở dữ liệu thi THPT quốc gia, cán bộ làm việc tại các điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển trực tuyến cần nắm vững vấn đề này để tư vấn cho thí sinh.

3)  Thay đổi quy định trong xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia;

a)  Sau khi có kết quả thi, thí sinh được trường ĐH chủ trì cụm thi cấp 01 Giấy chứng nhận kết quả thi (Phụ lục I). Thí sinh không sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi này để đăng ký xét tuyển mà chỉ nộp vào trường nhập học. Trường hợp thí sinh bị mất Giấy chứng nhận kết quả thi, cần liên hệ với Trường đại học chủ trì cụm thi làm đơn xin trường xác nhận. Trường sẽ cấp cho thí sinh 01 Giấy chứng nhận kết quả thi “được cấp lại” (có dấu đỏ của trường và được ghi là “bản cấp lại”). Khi được cấp giấy này, bản chính sẽ không còn giá trị và hệ thốngquản lý dữ liệu tuyển sinh Quốc gia sẽ thông báo cho trường thí sinh đăng ký xét tuyển để trường biết và chỉ nhận Giấy chứng nhận kết quả thi được cấp lại.

b)   Để đăng ký xét tuyển thí sinh điền thông tin vào phiếu ĐKXT (Phụ lục II) và nộp cho trường qua đường bưu điện, trực tuyến hoặc phương thức khác do trường quy định;

c)   Đợt 1, thí sinh được đăng ký tối đa 2 trường, mỗi trường 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2; các đợt bổ sung, thí sinh được đăng ký tối đa 3 trường mỗi trường tối đa 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2.

Điều quan trọng mà thí sinh cần lưu ý là: trong mỗi đợt xét tuyển thí sinh không được thay đổi nguyện vọng.

d)   Thời gian của mỗi đợt xét tuyển ngắn hơn so với 2015: đợt 1 kéo dài 12 ngày, đợt bổ sung kéo dài 10 ngày;

đ) Ở mỗi đợt xét tuyển, chậm nhất 02 ngày sau khi các trường công bố kết quả xét tuyển (nếu nộp bằng đường Bưu điện, thời gian được xác định theo dấu Bưu điện), thí sinh phải xác nhận việc học tại trường bằng cách nộp cho trường bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi. Thí sinh không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi, coi như không có nguyện vọng học và sẽ không được gọi nhập học. Thí sinh cần lưu ý: kể cả thí sinh chỉ trúng tuyển 1 trường cũng phải xác nhận việc nhập học tại trường.

4)  Xét tuyển ở các nhóm trường

Năm 2016 có thêm phương thức xét tuyển theo nhóm trường. Hiện nay đã có 2 nhóm trường có đề án: nhóm trường do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (nhóm GX) chủ trì và nhóm trường do Đại học Đà Nẵng chủ trì:

   Thí sinh đăng ký vào nhóm trường chỉ được đăng ký tối đa 4 ngành ở đợt 1 và 6 ngành ở các đợt bổ sung. Nếu đăng ký từ 2 trường trong nhóm trở lên sẽ không được phép đăng ký thêm trường ngoài nhóm;

   Thí sinh đăng ký vào nhóm trường phải điền vào Phiếu ĐKXT của nhóm. Điểm khác biệt của Phiếu ĐKXT vào nhóm trường là:

+ Phải đăng ký tất cả các ngành (của các trường trong nhóm) trong 1 phiếu và xếp thứ tự từ 1 đến tối đa 4 (hoặc 1- tối đa 6 trong các đợt bổ sung). Trong mỗi ngành phải điền mã trường cùng mã ngành (nhóm ngành); Nhóm GX và nhóm Đại học Đà Nẵng quy định: mỗi trường trong nhóm thí sinh chỉ được đăng ký tối đa 2 ngành (nhóm ngành).

+ Thí sinh nộp ĐKXT và phí dự tuyển bằng đường bưu điện hoặc tại trường cho trường có nguyện vọng 1 (nhóm GX) và gửi bằng đường bưu điện cho Đại học Đà Nẵng (nhóm ĐH Đà Nẵng). Việc đăng ký trực tuyến sẽ theo quy định chung.

Cụ thể, thí sinh cần tìm hiểu phương thức xét tuyển theo nhóm trường (đăng tải trên trang thông tin điện tử của các trường trong nhóm) để có thể tận dụng các ưu điểm của việc xét tuyển theo nhóm trường.

5)  Xét tuyển vào các trường quân đội và công an

a)  Các trường quân đội và công an đều sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Các trường này đều yêu cầu sơ tuyển và mỗi ngành có yêu cầu sơ tuyển riêng, do vậy sau khi đạt yêu cầu ở vòng sơ tuyển, thí sinh không được thay đổi ngành cũng như trong mỗi trường chỉ đăng ký được 1 ngành.

b)   Một số điểm mới trong xét tuyển vào các ngành công an, quân đội thí sính cần lưu ý:

    Năm 2016 chỉ tiêu tuyển sinh của tất cả các trường Công an đều giảm do vậy nhiều khả năng điểm trúng tuyển vào các trường này sẽ tăng lên, đặc biệt là  đối với thí sinh nữ;

    Năm 2016, đối với các trường quân đội có vùng tuyển trong cả nước, Bộ Quốc phòng quy định chỉ tiêu riêng cho thí sinh miền Bắc (từ Quảng Bình trở ra) và cho thí sinh miền Nam (từ Quảng Trị trở vào).

c)   Do năm 2016, đợt 1 thí sinh được quyền đăng ký tối đa 2 trường, do vậy thí sinh có thể đăng ký vào 1 trường quân đội (hoặc công an) và một trường khác.

6)  Điều chỉnh  quy định làm tròn điểm thi và điểm xét tuyển

Sự khác nhau về quy định làm tròn điểm thi và điểm xét tuyển được so sánh trong bảng sau:

Năm 2015

Năm 2016

    Điểm các môn tự luận: tính đến 0,25;

    Điểm các môn trắc nghiệm: làm tròn đến 0,25;

    Điểm môn ngoại ngữ: làm tròn đến 0,25;

    Điểm xét tuyển: không làm tròn.

    Điểm các môn tự luận: tính đến 0,25;

    Điểm các môn trắc nghiệm: làm tròn đến hai chữ số thập phân;

    Điểm môn ngoại ngữ: làm tròn đến hai chữ số thập phân;

    Điểm xét tuyển: làm tròn đến 0,25 (sau khi cộng điểm ưu tiên quy đổi)

7)     Điều chỉnh quy định về tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.

a)   Từ năm 2015, Bộ GDĐT đã điều chỉnh quy định về tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng trong việc xét tuyển thẳng. Những thay đổi này tiếp tục được duy trì trong quy định về tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển năm 2016, cụ thể:

   Ngoài danh mục các ngành đúng, ngành gần ứng với mỗi môn thi học sinh giỏi (HSG) quốc gia do Bộ GDĐT quy định, các trường có thể bổ sung thêm các ngành đúng và ngành gần đối với từng môn thi HSG quốc gia phù hợp với yêu cầu đầu vào các ngành đào tạo của trường;

    Các trường cũng có thể không tuyển thẳng vào một số ngành đúng, ngành gần đã được quy định. Tuy nhiên, các trường phải báo cáo Bộ GDĐT và thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường, các phương tiện thông tin đại chúng khác ít nhất 3 năm trước khi áp dụng.

Căn cứ vào quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành, các trường công bố công khai tiêu chí, quy trình xét và xếp ngành học tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của trường trên trang thông tin điện tử của trường, trang thông tin thi tuyển sinh  của Bộ GDĐT và trên các phương tiện thông tin đại chúng;

   Căn cứ vào tình hình cụ thể của công tác tuyển sinh, các trường xác định chỉ tiêu tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo từng ngành hoặc chung cho tất cả các ngành, đảm bảo tổng chỉ tiêu không thấp hơn số lượng thí sinh tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào trường năm 2015.

b)    Trong năm 2016, có một số điều chỉnh so với năm 2015 liên quan đến tuyển thẳng, cụ thể:

    Thí sinh được phép đăng ký tuyển thẳng vào nhiều nhất 2 trường, mỗi trường không quá 2 ngành (nếu có);

   Thí sinh đăng ký tuyển thẳng tại sở giáo dục và đào tạo từ ngày 20/4 đến hết ngày 20/5

Các trường đại học công bố danh sách tuyển thẳng trước ngày 5 tháng 8 năm 2016

– Thí sinh cần xác nhận việc học tại trường bằng cách nộp bản chính các chứng chỉ tương ứng với chế độ tuyển thẳng trước ngày 10/8/2016 (tính theo dấu bưu điện) cho trường nhập học.

Như vậy với việc cho phép các trường quy định chỉ tiêu tuyển thẳng, một số ngành có nhiều thí sinh đăng ký tuyển thẳng sẽ phải xét từ trên xuống dưới. Chính vì vậy thí sinh cần có lựa chọn hợp lý giữa 2 trường và 2 ngành trong trường để chọn được trường, ngành theo nguyện vọng. Đồng thời, thí sinh cũng không được quên việc xác nhận nhập học tại trường mình đã được tuyển thẳng.

III.   Các vấn đề thí sinh cần lưu ý khi đăng xét tuyển

1)  Lựa chọn Trường, Ngành và tổ hợp  môn thi để đăng ký xét tuyển;

a)   Để đảm bảo khả năng trúng tuyển cao nhất cần lựa chọn hợp lý 2 trường và 2 ngành trong mỗi trường phù hợp với nguyện vọng và kết quả thi của thí sinh;

b)    Do năm 2106 thí sinh không được điều chỉnh thông tin đã đăng ký nên thí sinh phải cân nhắc hết sức cẩn thận khi đăng ký. Cơ sở để xác định nguyện vọng là: kết quả thi, nguyện vọng của bản thân, so sánh phổ điểm năm 2016 và 2015 và điểm trúng tuyển vào các ngành năm 2015;

c)     Theo Quy định của Bộ, trước mỗi đợt xét tuyển các trường phải công bố công khai cách xét giữa các tổ hợp trong mỗi ngành dùng nhiều tổ hợp môn thi để xét tuyển. Thí sinh căn cứ vào thông tin này để chọn tổ hợp môn thi có lợi nhất để đăng ký xét tuyển;

d)    Mặc dù cần cân nhắc cẩn thận trước khi đăng ký, tuy nhiên thí sinh không nên chờ đến cuối đợt mới đăng ký vì năm nay thí sinh có thể đăng ký nhiều trường nên thông tin về ĐKXT ở mỗi trường sẽ không có nhiều giá trị để tham khảo như năm 2015. Mặt khác, ĐKXT trực tuyến sẽ kết thúc trước 01 ngày so với quy định.

2)  Điền thông tin vào Phiếu ĐKXT, mức nộp phí dự tuyển;

a)    Thí sinh cần lưu ý điền đúng và đầy đủ thông tin cá nhân để trường có thể nhận được dữ liệu thi dùng cho xét tuyển một cách chính xác. Khuyến khích thí sinh nộp kèm theo Phiếu ĐKXT, bản sao của Giấy chứng nhận kết quả thi;

b)     Thí sinh cần điền chính xác địa chỉ cũng như số điện thoại liên hệ để trường gửi Giấy gọi nhập học cũng như có thể liên hệ trong quá trình xét tuyển;

c)    Thí sinh diện “ưu tiên xét tuyển” phải điền thêm thông tin trong mục “Diện ưu tiên xét tuyển” để trường có cơ sở cộng điểm khi xét tuyển;

d)    Thí sinh cần điều chỉnh chế độ ưu tiên phải điền thông tin vào các mục tương ứng và nộp cho trường các minh chứng để chứng minh mình được hưởng  chế độ ưu tiên;

đ) Nếu thí sinh đăng ký nhiều hơn 1 trường, cần đánh dấu vào mục: “Có đăng ký xét tuyển vào trường khác” và điền mã trường thứ 2 vào mục tương ứng để các trường có căn cứ lọc ảo;

e)    Thí sinh cần lưu ý: khi đăng ký xét tuyển vào nhóm trường, thí sinh phải điền thông tin vào Phiếu ĐKXT do nhóm trường quy định. Hiện nay cả hai nhóm trường đều thiết kế Phiếu ĐKXT dựa trên  mẫu Phiếu ĐKXT do Bộ Ban hành. Có 2 điểm khác biệt là:

   Số ngành trong mỗi Phiếu ĐKXT được điền tối đa là 4 ở đợt 1 và 6 ở các  đợt bổ sung. Nếu thí sinh đăng ký vào nhiều trường trong nhóm (tối đa là 4 trường ở đợt 1 và 6 trường ở các đợt bổ sung) chỉ được dùng 1 phiếu, trong đó mỗi ngành phải điền đồng thời mã trường và ngành (nhóm ngành); Nhóm GX và nhóm Đại học Đà Nẵng quy định: mỗi trường trong nhóm thí sinh chỉ được đăng ký tối đa 2 ngành (nhóm ngành).

   Chỉ khi thí sinh đăng ký thêm vào một trường nằm ngoài nhóm (và như vậy số trường trong nhóm chỉ được đăng ký tối đa 1 trường ở đợt 1 và 2 trường ở các đợt bổ sung) với đánh dấu vào mục: “Có đăng ký xét tuyển vào trường ngoài nhóm“.

g) Mức phí dự tuyển được quy định tại Thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT- BTC-BGDĐT ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Liên Bộ Tài Chính – Giáo dục và Đào tạo là 30.000 đồng/hồ sơ đăng ký dự tuyển.

Như vậy kèm theo mỗi Phiếu ĐKXT, thí sinh phải nộp phí dự tuyển là 30.000 đồng cho trường. Trường hợp thí sinh đăng ký vào nhóm trường, mức Phí dự tuyển phải nộp là:

    Đối với xét tuyển đợt 1: nếu đăng ký 1 trường trong nhóm, nộp 30.000 đồng; từ 2 trường trở lên (từ 2 đến 4 trường và không được đăng ký thêm trường ngoài nhóm) trong nhóm  thí sinh phải nộp phí dự tuyển là 60.000 đồng.

–  Đối với xét tuyển đợt bổ sung: nếu đăng 1 trường trong nhóm, nộp 30.000 đồng; 2 trường trong nhóm, thí sinh phải nộp phí dự tuyển là 60.000 đồng; từ 3 trường trở lên (từ 3 đến 6 trường và không được đăng ký thêm trường ngoài nhóm), thí sinh nộp phí dự tuyển là 90.000 đồng.

3)  Sửa đổi chế độ ưu tiên và kiểm tra kết quả ĐKXT của mình;

a)          Thí sinh có nguyện vọng điều chỉnh chế độ ưu tiên trong tuyển sinh cần thực hiện đăng ký xét tuyển qua đường Bưu điện hoặc trực tiếp tại trường (nếu trường có công bố phương thức này). Đăng ký trực tuyến không hỗ trợ chức năng thay đổi chế độ ưu tiên.

b)     Khi điều chỉnh chế độ ưu tiên, thí sinh phải điền thông tin vào Phiếu ĐKXT và nộp kèm theo các minh chứng để xác nhận việc được hưởng chế độ ưu tiên. Cụ thể:

   Để điều chỉnh chế độ ưu tiên khu vực cần nộp bản sao học bạ (nếu khu vực ưu tiên được hưởng căn cứ theo nơi học và tốt nghiệp THPT) hoặc bản sao Sổ hộ khẩu (nếu khu vực ưu tiên được hưởng căn cứ theo hộ khẩu thường trú).

   Để điều chỉnh chế độ ưu tiên theo đối tượng cần cung cấp đầy đủ các giấy chứng nhận và giấy khai sinh, cụ thể:

+ Con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh: nộp bản sao giấy khai sinh kèm theo bản sao giấy chứng nhận (liệt sỹ, thương binh, bệnh binh);

+ Con của người hoạt động kháng chiến bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, cần nộp bản sao giấy khai sinh kèm theo bản sao Giấy chứng nhận của Chủ tịch nước tặng huân, huy chương kháng chiến hoặc chiến thắng;

+ Đối với trường hợp được hưởng chế độ ưu tiên theo đối tượng là quân nhân, công an nhân dân đã xuất ngũ, chỉ cần gửi bản sao Quyết định xuất ngũ (không cần nộp bản sao giấy khai sinh).

c)    Sau khi nộp ĐKXT và các trường đã nhập dữ liệu ĐKXT vào hệ thống, thí sinh có thể xem và kiểm tra được nội dung ĐKXT của mình. Để có thể thực hiện điều này, thí sinh sử dụng mã truy cập (đã được cấp khi đăng ký dự thi) cùng với  số chứng minh nhân dân để truy cập vào hệ thống. Trường hợp phát hiện các sai sót do trường nhập không chính xác, thí sinh có thể yêu cầu trường phải sửa lại.

Về việc sửa chữa các sai sót đăng ký xét tuyển, thí sinh lưu ý: trường chỉ sửa những nội dung trường nhập sai so với Phiếu ĐKXT của thí sinh. Các lỗi do thí sinh đăng ký sai trường không có trách nhiệm phải sửa (để không vi phạm vào quy định: sau khi nộp ĐKXT, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng).

4)  Đăng ký xét tuyển qua đường bưu điện

a)    Chuẩn bị hồ sơ nộp

Đăng ký xét tuyển

    Hồ sơ đăng ký xét tuyển (HSXT) đối với mỗi trường bao gồm: 01 Phiếu đăng ký xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển và các thông tin trên phiếu (có chữ ký  của thí sinh); Thí sinh có yêu cầu điều chỉnh chế độ ưu tiên trong tuyển sinh, cần nộp thêm bản sao các minh chứng để được hưởng chế độ ưu tiên;

Khuyến khích thí sinh nộp thêm: 01 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển; bản sao Giấy chứng nhận kết quả thi để tao điều kiện thuận lợi cho trường khi nhập dữ liệu đăng ký xét tuyển của thí sinh (sử dụng mã vạch trên Giấy chứng nhận kết quả thi).

     Lệ phí đăng ký xét tuyển (LPXT) nộp cho trường: 30,000đ/hồ sơ (Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT). Thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1 vào từ 2 trường trở lên trong nhóm trường (trong  cùng 1 phiếu  ĐKXT), mức phí nộp được quy định tại điểm g, mục 2 của phần này.

Xác nhận nguyện vọng học tại trường ĐH, CĐ (đối với thí sinh trúng tuyển)

       01 bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường nhập học;

       Thí sinh thuộc diện “ưu tiên xét tuyển” cần nộp bổ sung: (i) Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển theo mẫu quy định; (ii) Bản chính của một trong các giấy chứng nhận sau: Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải quốc tế về thể dục thể thao, năng khiếu nghệ thuật.

b)    Lựa chọn dịch vụ

Tùy theo nhu cầu gửi, thí sinh tới các điểm Bưu cục trên toàn quốc chọn một trong hai dịch vụ Chuyển phát nhanh (EMS) hoặc Chuyển bưu phẩm bảo đảm (BPBĐ) do Bưu điện cung cấp.

c)    Cung cấp thông tin ĐKXT, nộp Hồ sơ, LPXT cho nhân viên Bưu điện

Thí sinh điền thông tin trên phiếu gửi (Ấn phẩm do Bưu điện cung cấp).

Thông tin cung cấp bao gồm:

       Họ tên – Số báo danh – Địa chỉ của thí sinh;

       Số CMND, ngày tháng năm sinh của thí sinh;

       Số tiền Lệ phí đăng ký xét tuyển;

       Tên trường, trường (nếu có), địa chỉ trường;

       Đăng ký vào nhóm trường: đúng/sai;

       Số trường trong nhóm đã đăng ký:

       Điện thoại liên hệ của thí sinh và của trường (nếu có).

d)    Thanh toán cước dịch vụ;

   Cước dịch vụ: 30.000đ/bộ HSXT (đã bao gồm thuế GTGT);

   Thí sinh nhận lại 01 liên phiếu gửi, giấy chứng nhận nộp tiền (nếu nộp kèm LPXT) và hóa đơn BC01 (nếu có yêu cầu).

e)    Một số nội dung cần lưu ý

     Dịch vụ được cung cấp tại tất cả các Bưu cục giao dịch (trừ các Điểm Bưu điện văn hóa xã và Đại lý Bưu điện) theo thời gian Quy định của Bộ GDĐT, bắt đầu từ ngày 01/8/2016;

  Thời gian gửi hồ sơ tới trường được tính ngày theo dấu bưu điện;

  Thí sinh không bỏ tiền LPXT vào phong bì chứa HSXT, tiền LPXT được Bưu điện thu riêng;

     Thí sinh lưu lại phiếu gửi để làm cơ sở tra cứu, định vị bưu gửi chứa HSXT và bưu gửi chứa “Kết quả xét tuyển” trên website www.vnpost.vn từ ngày 01/8/2016;

  Thông tin chi tiết, thí sinh liên hệ các Bưu cục trên toàn quốc hoặc Tổng đài hỗ trợ khách hàng: 1900 54 54 81.

5)     Đăng ký xét tuyển trực tuyến.

Để đăng ký xét tuyển trực tuyến, khi đăng ký dự thi, thí sinh cần điền vào Phiếu ĐKDT số điện thoại di động của mình (trường hợp thí sinh sử dụng số điện thoại của người thân thì phải tự đảm bảo và tự chịu trách nhiệm về tính tin cậy, an toàn và bảo mật thông tin khi thực hiện các giao dịch với hệ thống và thực hiện đăng ký xét tuyển trực tuyến) và địa chỉ hộp thư điện tử (Email). Đồng thời thí sinh phải nhớ được truy cập vào hệ thống (do đơn vị tiếp nhận ĐKDT cấp sau khi  thí sinh nộp Phiếu ĐKDT).

Các bước để đăng ký xét tuyển trực tuyến

 Bước 1: Đăng nhập

Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp (sau khi đăng ký dự thi) đăng nhập vào Hệ thống như sau:

   Truy cập vào website http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn

    Nhập các thông tin Số CMND, Mã đăng nhập, Mã xác nhận và nhấn nút Đăng nhập


Bước 2: Chọn chức năng Đăng ký tuyển sinh

Để thực hiện đăng ký xét tuyển sinh online, thí sinh chọn menu “Đăng ký tuyển sinh”.

Sau khi chọn “Đăng ký tuyển sinh”, trên màn hình hiển thị một số thông tin cá nhân của thí sinh và thông tin đợt tuyển sinh hiện tại:


Trong đợt tuyển sinh 1:

   Nếu chỉ đăng ký vào một nhóm trường, thí sinh sẽ được đăng ký tối đa 4 trường thành viên, mỗi trường thành viên không quá 2 ngành và tổng số ngành không quá 4.

   Nếu thí sinh đã đăng ký vào 1 trường ngoài nhóm, thí sinh chỉ được đăng ký thêm 01 trường (trong nhóm hoặc ngoài nhóm) mỗi trường không quá 2 ngành.

Trong đợt tuyển sinh bổ sung:

    Nếu chỉ đăng ký vào một nhóm trường, thí sinh sẽ được đăng ký tối đa 6 trường thành viên, mỗi trường thành viên không quá 2 ngành và tổng số ngành không quá 6.

    Nếu thí sinh có đăng ký vào 1 trường ngoài nhóm, thí sinh có thể đăng ký thêm tối đa là 2 trường (trong nhóm hoặc ngoài nhóm) và mỗi trường không quá 2 ngành.

Bước 3: Thực hiện đăng ký

Thí sinh nhấn nút Đăng trên màn hình để bắt đầu thực hiện đăng tuyển sinh.



Bước 4: Chọn trường

 

  Trên màn hình Chọn trường, thí sinh thực hiện tìm kiếm trường muốn đăng ký.

   Sau khi đã tìm kiếm được trường cần đăng ký, thí sinh chọn trường đó và nhấn nút “Tiếp” để chuyển sang bước tiếp theo

Bước 5: Chọn ngành



    Sau khi đã chọn trường, thí sinh thực hiện lựa chọn các ngành mình muốn đăng ký.

   Nếu bước 4 thí sinh chọn là nhóm trường thì tại bước 5 này sẽ hiển thị tối đa 4 nguyện vọng để thí sinh lựa chọn (hình ảnh phía trên). Mỗi trường thành viên thí sinh không được đăng ký quá 2 ngành.

    Nếu bước 4 thí sinh chọn là trường ngoài nhóm, tại bước 5 này sẽ hiển thị  tối đa 2 nguyện vọng để thí sinh lựa chọn (hình ảnh dưới đây):



 

Bước 6: Xác nhận

   Sau khi chọn xong nguyện vọng, thí sinh sử dụng số điện thoại đã điền trong phiếu đăng ký gửi tin nhắn theo cú pháp THIQG <SBD> gửi 8062.

   Thí sinh nhập xác thực do hệ thống trả về vào ô bên dưới và nhấn nút “Tiếp” để chuyển sang bước tiếp theo.

Lưu ý:

   Hệ thống sẽ kiểm tra thông tin SBD và Số điện thoại nhắn tin lấy OTP, nếu là cùng của 1 một Thí sinh thì mới hợp lệ và trả về OTP, nếu khác, hệ thống sẽ thông báo lỗi và yêu cầu Thí sinh kiểm tra lại thông tin của mình.

   Mỗi OTP chỉ có hiệu lực trong vòng 30 phút kể từ lúc nhận được.


 

Bước 7: Kết thúc

Trên màn hình sẽ hiển thị nguyện vọng thí sinh đã đăng ký. Để vào màn hình Danh sách nguyện vọng đã đăng ký, thí sinh nhấn vào nút “Về trang danh sách phiếu đăng ký”.

 

Bước  8: Xem danh sách nguyện vọng.





Trên màn hình đăng ký tuyển sinh hiển thị danh sách các nguyện vọng thí  sinh đã đăng ký và thông tin về trạng thái đăng ký. Nếu trạng thái đăng ký là “đăng ký thành công“, đăng ký của thí sinh đã được đưa vào hệ thống dữ liệu.

Lưu ý:

   Để đảm bảo quyền lợi, giảm rủi ro cho thí sinh. Đăng ký trực tuyến sẽ kết thúc sớm hơn so với các phương thức ĐKXT khác 01 ngày. Nếu sau thời gian kết thúc đăng ký trực tuyến, thí sinh nào chưa đăng ký được cần đăng ký xét tuyển theo đường bưu điện (thời hạn nộp sẽ tính theo dấu bưu điện) hoặc trực tiếp tại trường (nếu trường có sử dụng phương thức tiếp nhận ĐKXT này);

   Theo quy định, đợt 1 thí sinh chỉ được phép đăng ký tối đa 2 trường, các đợt bổ sung được đăng ký tối đa 3 trường. Thí sinh cần tuân thủ nghiêm quy định này. Nếu nộp vào nhiều hơn 2 (hoặc 3 trường ở đợt bổ sung) hệ thống chỉ nhận 2 (hoặc 3 trường) bất kỳ trong số trường thí sinh đăng ký, như vậy thí sinh sẽ mất quyền tự lựa chọn trường. Hơn nữa, có thể mất phí mà không thể đăng ký trực tuyến (do hệ thống rà soát thấy số lượng trường đăng ký đã vượt mức quy định).

 IV.  Nhiệm vụ của các đơn vị đăng ký dự thi

1)     Phổ biến cho thí sinh các quy định về công tác xét tuyển năm 2016;

   Căn cứ vào các nội dung có trong mục II, III của tài liệu này, Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy (gọi tắt là Quy chế tuyển sinh) ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2016/TT-BGDĐT ngày14 tháng 3 năm 2016 các đơn vị tổ chức hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong công tác tuyển sinh: Đăng ký xét tuyển, hướng dẫn, giải đáp các chế độ ưu tiên trong tuyển sinh,…;

   Đăng tải các văn bản hướng dẫn lên trang thông tin điện tử các trường;

          – Tập hợp các ý kiến thắc mắc của thí sinh để báo cáo Sở (thông qua Phòng Giáo dục chuyên nghiệp).

2)  Chuyển kịp thời Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh

a)   Các đơn vị thông báo cho học sinh biết: trong khoảng thời gian từ 27/7 đến 30/7 tới các điểm tiếp nhận đăng ký dự thi để nhận Giấy chứng nhận kết quả thi.

b)  Vì Giấy chứng nhận kết quả thi có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với học sinh khi đăng ký xét tuyển nên các điểm phát Giấy chứng nhận kết quả thi cần lưu lại bản ký xác nhận của thí sinh đã được nhận Giấy chứng nhận kết quả thi.

3)   Tư vấn cho thí sinh điền đúng thông tin về chế độ ưu tiên

           Các đơn vị nắm vững quy định về chế độ ưu tiên (tại điều 7 của Quy chế Tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy) và minh chứng cần có để xác nhận chế độ ưu tiên (hướng dẫn ở mục II tài liệu này) để tư vấn cho thí sinh xác định chính xác chế độ ưu tiên;

4)    Hỗ trợ cho thí sinh đăng ký trực tuyến tại đơn vị.

Các điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi, sau khi trả giấy chứng nhận kết quả thi thì tổ chức ít nhất một phòng máy có nối mạng cho thí sinh đăng ký trực tuyến sau khi nhận Giấy chứng nhận kết quả thi. Đồng thời cử giáo viên nắm vững quy định xét tuyển trực phòng máy để hướng dẫn cho thí sinh.

5)   Tổng kết, góp ý về công tác tuyển sinh năm 2016, làm cơ sở cho xây dựng phương án tuyển sinh năm 2017 và các năm sau.

Các đơn vị cần nắm bắt các ý kiến của giáo viên, phụ huynh làm cơ sở để đề xuất với Sở các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi đơn vị.

 

 

Phụ lục I.

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ THI

(Kèm theo công văn số 333 /SGDĐT-GDCN  ngày 09 tháng 6 năm 2016

của Sở Giáo dục và Đào tạo)

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CỤM THI ……………………

GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ THI

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016

(Dùng để nộp vào trường nhập học)

 

Họ và tên thí sinh: ………………………………………………………………………………

Số báo danh: ………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………

Mã đăng ký xét tuyển: ……………………………………………………………….

(Thí sinh sử dụng mã đăng ký xét tuyển này để điền vào phiếu ĐKXT

hay ĐKXT trực tuyến)

Kết quả thi:

   (in ra kết quả tất cả các môn thi thí sinh đã đăng ký dự thi)

 

                                                                       ……….., ngày     tháng       năm 2016

Vào sổ số: (mã tỉnh/ mã điểm nhận hồ sơ/ STT)             CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THI

                                                                          (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ, tên)

  Phụ lục II.

MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

(Kèm theo công văn số 333/SGDĐT-GDCN  ngày 09 tháng 6 năm 2016

của Sở Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

Đợt xét tuyển: ………….

Họ và tên thí sinh: …………………………………… Giới tính:…………. …………

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………….

Số báo danh (trong kỳ thi THPT quốc gia):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số CMND (như hồ sơ đăng ký dự thi):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mã ĐKXT:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện “Ưu tiên xét tuyển”:

 

   Đối tượng:

 

 

     Loại giải, huy chương:

 

Môn đoạt giải: ………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ nhận giấy báo trúng tuyển: …………………………………………………………………………

………………………………………………………………………Số điện thoại:  ………………………………..

Email: …………………………………………………………………………………

Chế độ ưu tiên:        Khu vực tuyển sinh:       Đối tượng ưu tiên tuyển sinh

Chế độ ưu tiên có thay đổi so với hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia: 

Đăng ký xét tuyển vào:

Mã trường

 

 

 

Tên trường: ………………………………………..

CÁC NGUYỆN VỌNG ĐĂNG KÝ

(Xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới)

1. Nhóm ngành/Ngành: …………………. Mã ngành………………………… ……

Tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển:…………………………………………………

2. Nhóm ngành/Ngành: ……………..…. Mã ngành…………………………. ……

Tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển:…………………………………………………

Có đăng ký xét tuyển vào trường khác:

 

 

Mã trường

 

 

 

Tên trường: ………………………………………..

                                                                       ……….., ngày     tháng       năm 2016

                                                                                  NGƯỜI ĐĂNG KÝ

                                                                                     (ký, ghi rõ họ tên)

HƯỚNG DẪN ĐIỀN THÔNG TIN VÀO PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

1. Số báo danh, số CMNN:

Cần ghi chính xác và thống nhất với thông tin trong Hồ sơ đăng ký dự thi.

2. Mã ĐKXT:

Ghi chính xác mã đăng ký xét tuyển được quy định trong Giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh.

3. Mục “Đề nghị trường điều chỉnh chế độ ưu tiên”:

Nếu thí sinh cần điều chỉnh chế độ ưu tiên (so với thông tin trong Phiếu ĐKDT), cần đánh dầu “X” vào ô tương ứng và trong mục “khu vực ưu tiên” điền một trong các mã  KV1, KV2-NT, KV2 hoặc  KV3 tương ứng với khu vực ưu tiên của mình; trong mục “đối tượng ưu tiên”  điền một trong các ký hiệu từ 01 đến 07 tương ứng với đối tượng ưu tiên của mình (nếu không thuộc đối tượng ưu tiên thì không điền).

4. Mục “Diện ưu tiên xét tuyển”:

Thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng, đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế tuyển sinh, khi ĐKXT vào trường cần đánh dấu “X” vào ô bên cạnh đồng  thời:

a) Điền  sau mục “Đối tượng” một trong các ký hiệu từ 01 đến 04 theo quy định sau:

Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia: 01;

– Thí sinh đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia:02;

–  Thí sinh đoạt huy chương vàng các giải vô địch hạng nhất quốc gia tổ chức một lần trong năm: 03;

– Thí sinh được Uỷ ban TDTT có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia: 04.

b) Điền sau mục “Loại giải, Huy chương”: giải, huy chương mình đã đạt được;

c) Điền sau mục “Môn đoạt giải”: môn học hoặc môn thể thao đã đoạt giải hoặc huy chương. Đối với thí sinh đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, ghi tóm tắt tên đề tài đã đoạt giải.

5. Thí sinh khẳng định lại chế độ ưu tiên theo khu vực và ưu tiên theo đối tượng tuyển sinh. Nếu chế độ ưu tiên khác so với hồ sơ đăng ký dự thi thì phải đánh dấu vào ô Chế độ ưu tiên có thay đổi so với hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia”. Thí sinh chịu trách nhiệm tính chính xác của thông tin này.

6. Mục “Các nguyện vọng đăng ký”:

Thí sinh không nhất thiết phải đăng ký đủ tất cả các nguyện vọng. Những nguyện vọng không đăng ký phải gạch chéo để khẳng định.

7. Mục “Có đăng ký xét tuyển vào trường khác”

– Thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển vào 1 trường hoặc 1 nhóm trường: không điền thông tin vào mục này;

– Thí sinh đăng ký xét tuyển vào 2 trường hoặc 1 trường và 1 nhóm trường: đánh dấu “X” vào ô bên cạnh và điền đầy đủ các thông tin về trường thứ 2 mà thí sinh đăng ký xét tuyển.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *