Sau đây chúng tôi giới thiệu một số tình huống tiêu biểu

Tình huống

    Một học sinh bị giáo viên bộ môn ghi tên vào sổ đầu bài vì ý thức học tập kém. Học sinh đó lên facebook có lời lẽ vô lễ với giáo viên bộ môn và khi học sinh đó bị giáo viên chủ nhiệm đình chỉ 01 buổi học tập thì học sinh này tiếp tục lên facebook có lời lẽ vô lễ với giáo viên chủ nhiệm. Một học sinh khác trong lớp đã phát hiện và báo cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Gặp tình huống này thầy, cô xử lý như thế nào?

Tình huống

  Thứ 7 ngày 14 tháng 8( trung thu ) buổi chiều lớp có lịch học ca1. một học sinh ngồi dưới lớp nói tự do: “Chiều nay chắc lớp được nghỉ học”. Một học sinh khác nói theo “Nghỉ chứ”. Một số học sinh khác nói thêm: “Nghỉ thì phải học bù”. Hai học sinh lúc trước nói “ Không học bù”. Mời thầy, cô cho ý kiến về tình huống nói trên?

Tình huống

      Hồi trống báo hiệu bắt đầu tiết học thứ 2 vang lên, giáo viên bước vào lớp. Nhung tiết học mới chỉ bắt đầu được vài phút thì một học sinh đứng lên với vẻ mặt hốt hoảng “ Thưa…… ưa……ưa… cô em bị mất tiền. Em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi em vào lớp thì không còn nữa”. Cả lớp nhốn nháo, em học sinh đó không ngừng khóc. Vào trường hợp như vậy thầy cô làm thế nào

Tình huống

      Học sinh nam lớp 12 , liên tục nghỉ học, nếu có đi học thì chỉ gục mặt xuống ngủ. Lúc nào học sinh này mắt cũng đỏ ngàu vì buồn ngủ. GVCN tìm hiểu thì được biết:

      Gia đình em này có 3 chị em, 2 chị đã học xong THPT và đi làm ăn xa, em này ở nhà với me ( bố em đã mất ) mẹ nhiều tuổi làm nông nghiệp, kinh tế khó khăn.Tối nào học sinh này cũng đi đánh bạc dến khuya mới về. Mẹ em thì bất lực, không bảo được con. Thầy, cô xử lý tình huống này ra sao?

Tình huống

    Trong giờ dạy của cô giáo chủ nhiệm, khi cả lớp đang chú ý nghe giảng thì bỗng nhiên có tiếng chuông điện thoại phía dưới lớp. Giáo viên phát hiện ra và yêu cầu học sinh đó nộp lại điện thoại. Nhưng học sinh đó kiên quyết không nhận và phản ứng rất gay gắt. Thầy cô xử lý tình huống này như thế nào?

Tình huống

   Lớp thầy(cô) chủ nhiệm có một học sinh nữ “Yêu” ( tình cảm khác giới) với một học sinh khác lớp. Một lần, sau khi kết thúc buổi học 2 học sinh này đã ở lại lớp và có những cử chỉ thân mật với nhau, bảo vệ phát hiện và yêu cầu viết bản tường trình tại chỗ( có lẽ sự việc này đã diễn ra nhiều hơn một lần, nhưng chưa bị phát hiện). Nếu lớp thầy, cô chủ nhiệm có hiện tượng nói trên. Các thầy, cô xử lý như thế nào

Tình huống

      Trong giờ dạy tại lớp chủ nhiệm, khi đang giảng bài, quan sát thấy 1 học sinh nữ liên tục nói chuyện, tôi liền yêu cầu em trả lời câu hỏi có liên quan đến bài học. Vì không chú ý nên tất nhiên em không trả lời được. Tôi đã nghiêm khắc nhắc nhở em và nêu lý do mình gọi em trả lời câu hỏi là “do em không chú ý nghe giảng”.

      Khoảng 10 phút sau, lại thấy em hí hoáy viết lên mảnh giấy nhỏ, đoán chắc em lại làm việc riêng nên tôi yêu cầu em cho xem mảnh giấy. Tôi đọc được nội dung nói đại ý là “ Bà ấy (tức là tôi) để ý tao (tức là em học sinh ấy) rồi, chắc bà ầy trù tao đây mà”. Thầy ,cô xử lý tình huống trên như thế nào)

  Tình huống

       Lớp thầy, cô chủ nhiệm có học sinh nghiện games dẫn đến bỏ bê học tập. Thầy ,cô có biện pháp gì để giúp học sinh này bỏ được chơi games và trở lại học tập bình thường

 Tình huống

   Trong lớp chủ nhiệm đặc trưng là có nhiều học sinh nữ, các em học sinh hay nói xấu, ganh ghét nhau, dẫn đến việc “gây bè, kéo cánh” làm mất đi tinh thần đoàn kết tập thể. Là giáo viên chủ nhiệm các thầy cô sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

 

  

 

   

   

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *